Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thứ tư, 21/10/2015 | 05:05 GMT+7
Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành.
Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình.
Bàn bằng đá ở bên trong tháp Bình Thạnh.
Hình dáng kiến trúc xây giật lùi bên trong tháp (ảnh chụp ngược từ dưới lên).
Hình ảnh chạm khắc trên tháp bằng đất nung.
Đây là kiến trúc tháp cổ quý hiếm, là một trong hai công trình còn lại ở Nam Bộ, tiêu biểu cho nền văn hóa Óc Eo niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII - IX. Công trình được người xưa xây dựng để thờ những vị thần mà họ tôn kính.
Hệ thống đền tháp ở Tây Ninh chứng minh nơi đây là địa bàn phát triển và nối tiếp từ văn hóa Đồng Nai đến văn minh Óc Eo cho tới khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ 17.
Tháp được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 1993.
Hình ảnh chạm khắc trên đỉnh tháp.
Một hố xây bằng đất nung đã được khai quật.
Cách đến: Đi trên quốc lộ 22 theo đường đến cửa khẩu Mộc Bài, khi đến xã An Thạnh (Bến Cầu) thì rẽ trái hơn 10 km là đến. Hoặc có thể bạn hỏi người dân để đi theo đường vào trung tâm xã Bình Thạnh.
Sỹ Đức
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét